Triển khai Tăng sáng mây đại dương

Một liên minh nghiên cứu, gọi là Marine Cloud Brightening Project đã được thành lập để phối hợp các hoạt động nghiên cứu về tăng sáng mây đại dương. Chương trình hoạt động của liên minh này bao gồm: mô phỏng trên máy tính, thí nghiệm tại thực địa, phát triển các công nghệ và chính sách, liên quan đến tăng sáng mây đại dương và các hiệu ứng sol khí và mây. Chương trình này là mô hình để thực hiện các thí nghiệm trong khí quyển mà không ảnh hưởng đến môi trường.[53] Được hình thành vào năm 2009 bởi Kelly Wanser với sự hỗ trợ của Ken Caldeira,[54] dự án này đang được đặt tại Đại học Washington. Các đồng chủ trì gồm Robert Wood, Thomas Ackerman, Philip Rasch, Sean Garner, và Kelly Wanser. Dự án được quản trị bởi Sarah Doherty.

Các vùng biển theo luật quốc tế.

Hoạt động làm tăng sáng mây đại dương được thực thi theo luật pháp quốc tế, vì thường triển khai ở ngoài lãnh hải các nước, và nó thường ảnh hưởng đến môi trường của nhiều nước khác nhau và ảnh hưởng đến đại dương. Nếu một quốc gia muốn triển khai hoạt động tăng sáng mây đại dương thì phải tuân theo các tiêu chuẩn của hoạt động thẩm tra, như phải thực hiện trước đánh giá ảnh hưởng môi trường, thông báo và hợp tác với các nước bị ảnh hưởng, thông báo cho công chúng, và xây dựng kế hoạch phản ứng trong tình huống khẩn cấp.

Việc tăng sáng mây đại dương cũng phải tuân theo luật biển quốc tế, như UNCLOS. UNCLOS yêu cầu hoạt động này không được làm hại môi trường biển[55]. Các tàu tham gia nghiên cứu hay triển khai tăng sáng mây đại dương phải treo cờ của quốc gia mà tàu đã đăng ký và xin phép hoạt động, ngay cả với các tàu không người lái.[56] Quốc gia được treo cờ phải thực thi luật pháp với các tàu này.[57] Nếu tàu đi vào lãnh hải của các nước, cần có sự cho phép của các nước liên quan.[58] Trong vùng đặc quyền kinh tế, hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải xin phép nước sở tại[59], còn hoạt động tăng sáng mây đại dương mà không phải là nghiên cứu khoa học thì dường như không cần xin phép. Có một số điểm chưa rõ ràng liên quan đến áp dụng luật cho tàu không người lái.[60]

Giống với các kỹ thuật quản trị bức xạ Mặt Trời khác, làm tăng sáng mây đại dương không giúp giảm nồng độ cacbonic, và do đó không giải quyết các vấn đề khác cho khí nhà kính này gây ra, như axít hóa đại dương. Việc triển khai tăng sáng mây đại dương, như một giải pháp ngắn hạn, do đó, vẫn cần được tiến hành song song với giải pháp lâu dài là giảm phát thải khí nhà kính, tiến đến loại bỏ cacbon điôxít.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tăng sáng mây đại dương http://www.ericvanhooydonk.be/media/54f3185ce9304.... http://oceanrep.geomar.de/5437/1/2006GL028139.pdf http://publications.iass-potsdam.de/pubman/item/es... http://adsabs.harvard.edu/abs/1974AtmEn...8.1251T http://adsabs.harvard.edu/abs/1990Natur.347..339L http://adsabs.harvard.edu/abs/1994JAtS...51.1823M http://adsabs.harvard.edu/abs/2000JAtS...57.2570H http://adsabs.harvard.edu/abs/2002AtScL...3...52L http://adsabs.harvard.edu/abs/2006AtmRe..82..328B http://adsabs.harvard.edu/abs/2007GeoRL..34.5710W